Cho đến nay, các nhà khoa học và các bác sỹ chuyên ngành vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm bệnh lý dạ dày tăng áp cửa. Các nghiên cứu cũng chỉ chỉ ra được rằng bệnh dạ dày tăng áp cửa thường xuất hiện ở các bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối.
Chẩn đoán bệnh dạ dày tăng áp cửa
Luận án tiến sỹ của bác sỹ Trần Phạm Trí – Trường Đại học Y dược Huế (năm 2014) cho biết: Tăng áp cửa hay chính xác hơn là tăng áp lực tĩnh mạch là tình trạng gia tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch dẫn máu từ tạng đến gan. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là sự gia tăng áp lực trong hệ thống tĩnh mạch mà đây còn là sự gia tăng độ chênh lệch áp lực giữa dòng chảy vào cuối tĩnh mạch cửa và dòng chảy ra của tĩnh mạch gan.
Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do sự gia tăng đề kháng với dòng chảy mạch máu do sự biến đổi cấu trúc nhu mô gan do sự tạo mô xơ và hình thành các nốt gan tân tạo trong quá trình viêm. Đặc biệt, tình trạng tăng áp cửa còn có thể nặng hơn nếu có sự co mạch hệ thống máu trong gan do có sự suy giảm sản xuất NO tại chỗ cùng cới sự tăng sản xuất NO ở mạch máu tạng và ngoại biên gây giãn mạch, làm tăng dòng chảy và tăng thể tích tuần hoàn. Sự tăng áp cửa sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong, và đó cũng chính là lý do gây ra căn bệnh dạ dày tăng áp cửa.
Bệnh dạ dày tăng áp cửa thường được phát hiện bằng phương pháp nội soi hình ảnh, khi mắc bệnh lý này, thông qua nội soi sẽ phát hiện các đa giác hình khảm được bao quanh bằng đường trắng mờ, phẳng. Khi bệnh ở mức độ nhẹ thì lớp niêm mạc giữa các nút dạng khảm không có màu đỏ, còn khi bệnh trở nặng, các núm dạng khảm sẽ được bao phủ bởi niêm mạc màu đỏ và có thể xuất hiện tình trạng phù nề trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
Ngoài tổn thương dạng khảm thì bệnh dạ dày tăng áp cửa còn gây ra các vết trợt dạ dày, đây là những tổn thương dạng khuyết ở vùng niêm mạc dạ dày với đáy đường kính ổ khuyết khoảng 0,3 – 0,5cm. Theo một số nghiên cứu thì ở những bệnh nhân bị xơ gan, sự xuất hiện các vết trợt dạ dày sẽ nhiều hơn ở các bệnh nhân không bị xơ gan. Đây được xem là biểu hiện khi bệnh dạ dày tăng áp cửa đã chuyển nặng.
Biến chứng mà bệnh dạ dày tăng áp cửa có thể gây ra cho người bệnh đó chính là tình trạng xuất huyết ở dạ dày. Ở giai đoạn cấp tính, tần suất chảy máu do bệnh dạ dày tăng áp cửa khá thấp (dưới 3% trong 3 năm), trong khi đó ở giai đoạn mạn tĩnh, tần suất chảy máu mà bệnh gây ra là khoảng 10 – 15% trong 3 năm. Tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian (giảm bớt hoặc nặng thêm, thậm chí có thể biến mất hoàn toàn.)
Mặc dù bệnh dạ dày tăng áp cửa không quá phổ biến nhưng không vì thế mà chúng ta có thể lơ là với việc điều trị nó. Theo khuyến cáo của các bác sỹ, bản thân mỗi người nên ý thức được việc khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện ra những bệnh lý nguy hiểm tồn tại trong cơ thể. Bất cứ bệnh lý nào nếu được phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi sẽ càng cao hơn, bệnh dạ dày tăng áp cửa cũng không phải là ngoại lệ.
Ngoài ra, để phòng bệnh, chúng ta nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ bệnh tật có thể xảy ra.
Những thông tin trên đây do các bác sỹ Phòng khám Đa khoa Quốc tế cung cấp, hi vọng chúng sẽ giúp các bạn hiểu được một phần nào về bệnh lý dạ dày tăng áp cửa.
Nếu vẫn còn những băn khoăn cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ ngay tới phòng khám theo đường dây nóng 0243.678.8888 hoặc chát trực tuyến trên website để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết 24/24h.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội
Địa chỉ: Số 152 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần (kể cả lễ tết)
Các tuyến xe buýt đi qua: 21A, 21B, 26, 28, 44, 51
Tư vấn miễn phí: 0243.678.8888 hoặc 082.999.2020
Thời gian: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội (gần hầm Kim Liên và ngã tư Lê Duẩn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng đông y
- Không kháng thuốc, không lo tác dụng phụ: Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên nếu sử dụng đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quản mà không lo kháng thuốc cũng như tác dụng phụ.
- Tác dụng lâu dài: Các bài thuốc Đông Y sẽ phát huy tác dụng về lâu về dài mặc dù quá trình sử dụng thuốc có mất thời gian hơn thuốc Tây nhưng tác dụng mang lại là hữu hiệu và lâu dài
- Thuốc Đông Y ngoài trị bệnh đồng thời cũng bồi bổ sức khỏe: Theo cơ chế trị bệnh của Đông Y, các bài thuốc này trước hết đều bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể nhằm mang lại kết quả tốt nhất trương việc trị bệnh dạ dày.