1. Bệnh dạ dày
Bệnh dạ dày là nhóm bệnh xảy ra ở dạ dày hay còn gọi là bao tử -bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa. Các bệnh dạ dày thường gặp bao gồm :- Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng: Khi bị loét dạ dày - tá tràng người bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… đau thượng vị theo chu kỳ, rõ ràng nhất là khi ăn thức ăn chua, cay hay khi bị căng thẳng thần kinh. Đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nặng sẽ dần chuyển sang mạn tính rất khó điều trị và dễ gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày - tá tràng, hẹp môn vị…
- Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên các chất từ dạ dày lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nặng nề như loét, hẹp, chảy máu thực quản, thậm chí dẫn tới ung thư. Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.
Với các triệu chứng điển hình như ợ nóng, ợ chua, nôn, khó nuốt dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở bộ máy tiêu hóa việc xác định đúng bệnh rất quan trọng. Những người uống rượu, hút thuốc, ăn thức ăn nhiều gia vị, mỡ, cà phê, sô-cô-la; người béo phì, đái tháo đường, phụ nữ có thai... nguy cơ bị trào ngược dạ dày - thực quản cao hơn.
Chủ động phòng các bệnh ở dạ dày
Dạ dày là cơ quan tiêu hoá trực tiếp xử lý thức ăn hàng ngày, dạ dày bị tổn thương không chỉ làm xáo trộn mọi sinh hoạt còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
- Chú ý chế độ ăn uống: Ăn đúng giờ, không được bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 5 giờ đồng hồ, không ăn quá no, không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, không nên vừa ăn vừa uống nước, đọc báo hay xem tivi. Ăn chậm, nhai kỹ và đừng vội vận động ngay sau bữa ăn, thư giãn khoảng 30 phút rồi mới vận động.
- Kiêng uống các đồ uống có vị chua, rượu bia, không hút thuốc lá, uống các chất kích thích… Ăn canh sau mỗi bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe vì canh có thể giúp "làm sạch" khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột… giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng.
- Nếu đã bị bệnh, bệnh nhân nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ (4 - 5 bữa/ngày), chọn loại thực phẩm mềm, dễ tiêu như sữa, bột… để giúp dạ dày tiêu hóa tốt. Không nên ăn trái cây khô, lương thực khô gây khó tiêu, tránh thức ăn cay, chua kích thích dạ dày… đặc biệt, cần tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
2. Bệnh đại tràng
Đại tràng là nơi tiếp nhận thức ăn đã được tiêu hóa ở dạ dày và hấp thu từ ruột non chuyển đến. Nó có tác dụng hấp thu muối khoáng và nước từ thức ăn nhờ sự hỗ trợ phân hủy của các vi khuẩn tạo thành các chất thải ( phân). Một số bệnh ở đại tràng thường gặp bao gồm:- Viêm loét đại tràng là bệnh mãn tính ở đại tràng, thể hiện ở tình trạng viêm và loét lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Không xuất hiện viêm loét ở các vùng khác của ống tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra với người còn trẻ. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh này. Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng, tiêu chảy phân dính máu. Người bệnh bị sốt và sút cân, bệnh tiến triển từng đợt, để lại nhiều biến chứng như polyp giả, hẹp đại tràng, chảy máu trầm trọng, phình đại tràng nhiễm độc, ung thư hóa… Nội soi đại tràng là phương pháp phát hiện bệnh rất hiệu quả.
- Viêm đại tràng màng giả là bệnh nhiễm khuẩn ở ruột già do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra. Bệnh nhân có triệu chứng đau quặn bụng, sốt, tiêu chảy rất nhiều lần… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân chủ yếu là loạn khuẩn đường ruột do dùng kháng sinh, hoặc bị suy giảm miễn dịch vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là ở người già.
- Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng, bệnh đại tràng chức năng… Bệnh thể hiện ở các rối loạn chức năng đường ruột tái phát nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, sinh hóa ở ruột. Bệnh viêm đại tràng co thắt thường xảy ra với nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Có khoảng 20% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm đại tràng co thắt.
Khi có triệu chứng của bệnh đại tràng, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để giảm đau hay giảm các triệu chứng vì nhiều trường hợp bệnh nhân dễ nhầm tưởng với bệnh khác.
Để phòng các bệnh về đại tràng, các chuyên gia y tế cho rằng việc thay đổi lối sống, sinh hoạt là những biện pháp phòng chống, ngăn ngừa hữu hiệu hơn cả. Người bệnh phải giảm béo phì, hạn chế thuốc lá, các loại gia vị quá cay hoặc quá chua, hạn chế các loại nước uống có gas, cà phê, rượu bia. Đồng thời, cần tăng cường vận động, tạo thói quen sinh hoạt điều độ, chừng mực.
Theo bác sĩ Đông y Nguyễn Kiếm, nguyên trưởng khoa Đông y bệnh viện E, với hơn 40 năm kinh nghiệm để chữa được bệnh dạ dày, đại tràng hiện đang công tác tại khoa Đông y Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội cho biết, có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị các bệnh dạ dày, đại tràng; tùy theo mức độ nặng- nhẹ, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các bài thuốc Đông y trong điều trị các bệnh dạ dày, dại tràng tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội đều được đúc kết dựa trên các bài thuốc kinh nghiệm gia truyền, kết hợp với nghiên cứu khoa học hiện đại và các triệu chứng lâm sàng giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả, nhanh chóng.
Nếu còn băn khoăn cần tư vấn thêm về bệnh dạ dày người bệnh có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi số điện thoại 024.367.88888 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/24 giờ.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Các tuyến xe buýt đi qua: 21A, 21B, 26, 28, 44, 51
Tư vấn miễn phí: 0243.678.8888 hoặc 082.999.2020
Thời gian: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội (gần hầm Kim Liên và ngã tư Lê Duẩn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng đông y
- Không kháng thuốc, không lo tác dụng phụ: Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên nếu sử dụng đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quản mà không lo kháng thuốc cũng như tác dụng phụ.
- Tác dụng lâu dài: Các bài thuốc Đông Y sẽ phát huy tác dụng về lâu về dài mặc dù quá trình sử dụng thuốc có mất thời gian hơn thuốc Tây nhưng tác dụng mang lại là hữu hiệu và lâu dài
- Thuốc Đông Y ngoài trị bệnh đồng thời cũng bồi bổ sức khỏe: Theo cơ chế trị bệnh của Đông Y, các bài thuốc này trước hết đều bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể nhằm mang lại kết quả tốt nhất trương việc trị bệnh dạ dày.