HỆ MIỄN DỊCH LÀ GÌ?
Hệ miễn dịch (tên tiếng anh là Immune System), là một hệ thống tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng kết hợp với nhau để bảo vệ cơ thể người chống lại vi khuẩn, vi trùng và vi sinh vật trong cuộc sống hằng ngày.Hệ miễn dịch của cơ thể có ở khắp mọi nơi trong trong người và phức tạp hơn rất nhiều so với hệ thống thần kinh. Bao gồm: Amidan cổ họng, hệ thống tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục. Việc phân bố rải rác các vị trí trên cơ thể giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục để cơ thể khỏe mạnh.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ MIỄN DỊCH
Bảo vệ cơ thể
Hệ miễn dịch giống như “hệ thống phòng thủ” tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, các “đối tượng” tấn công “bất hợp pháp” sẽ khiến cơ thể con người mắc bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm…Chúng có mặt ở mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc, phòng ngủ hay thậm chí là môi trường tự nhiên.Cơ chế làm việc của hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể:
- Bước 1: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách tạo 1 rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập.
- Bước 2: Nếu “kẻ xâm nhập” vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh tế bào bạch cầu, hóa chất, protein nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ gây hại. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và tiêu diệt kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
- Bước 3: Trong trường hợp chúng vẫn vượt qua được hàng rào, hệ thống miễn dịch sẽ tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn để kìm hãm và không để mầm mống gây bệnh bùng phát.
Tạo kháng thể ngăn ngừa bệnh tái phát
Khi trẻ em thường xuyên mắc bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra nhiều kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh, từ đó hình thành khả năng chống chọi trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch “chiến thắng”, sau đó tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát. Đây cũng là cách con người chế vắc xin phòng và ngăn ngừa bệnh.Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch không còn hoạt động tốt như trước, từ đó dễ măc bệnh, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp, ung thư.
Ngoài ra, hệ miễn dịch còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải ghép ở những ca thực hiện phẫu thuật cấy ghép, thay thế các mô hay cơ quan nội tạng. Hoặc khi bị rối loạn hệ miễn dịch, chúng ta sẽ đối mặt những bệnh lý như bệnh suy giảm miễn dịch HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng SCID và các bệnh tự miễn như tiểu đường, thiếu máu, viêm khớp dạng thấp.
Từ đó cho thấy, hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đến cơ thể người trong suốt cả cuộc đời. Vì vậy, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống chọi lại nhiều bệnh lý, từ cảm cúm thông thường đến các bệnh hiểm nghèo như ung thư.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH
Hệ thống miễn dịch là hệ thống “phòng thủ tự nhiên” của con người, từ khi bạn sinh ra cho đến khi già đi sẽ có những thay đổi nhất định về cơ chế hoạt động “mạnh hay yếu”.- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung chế độ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hoa quả, rau củ qua xanh cũng như một số chất chống oxy hóa, tỏi, một số loại nấm cũng có tác dụng kháng sinh, tăng cường sức đề kháng.
- Rèn luyện thể dục thể thao: Lười vận động không chỉ khiến cơ thể uể oải và làm yếu đi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Do đó, chúng ta cần thường xuyên vận động, rèn luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao thể trạng, thể lực, từ đó giúp kích thích sản sinh ra các tế bào bạch cầu, giải phóng hormone endorphin giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc.
- Ngủ nghỉ đúng giờ: Thiếu ngủ khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và dễ mắc bệnh hơn. Do đó, giấc ngủ sâu và đủ được xem như là một liều thuốc an thần tuyệt vời cho cơ thể sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.
- Thoải mái tinh thần: Khi căng thẳng, mệt mỏi sẽ sản sinh ra các hormone có hại như cortisol và adrenaline khiến hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh thông thường. Do đó, bạn nên thoải mái tinh thần, yêu đời, vui vẻ và có thể xả stress bằng các bản nhạc, bộ phim hay cuốn sách hay có ý nghĩa.
- Không lạm dụng bia rượu, chất kích thích: Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ phá hủy cơ thể chúng ta rất nhanh, khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó chúng ta thường thấy những người lạm dụng bia rượu, thuốc lá mắc các bệnh lý nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày…
- Đời sống hạnh phúc: Những người có đời sống hạnh phúc cả về tinh thần và vật chất thường có xu hướng khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy người có quan hệ tình dục đều đặn và lành mạnh có chỉ số hệ thống miễn dịch tốt hơn, giảm, căng thẳng và thoải mái tinh thần…
Các tuyến xe buýt đi qua: 21A, 21B, 26, 28, 44, 51
Tư vấn miễn phí: 0243.678.8888 hoặc 082.999.2020
Thời gian: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội (gần hầm Kim Liên và ngã tư Lê Duẩn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng đông y
- Không kháng thuốc, không lo tác dụng phụ: Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên nếu sử dụng đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quản mà không lo kháng thuốc cũng như tác dụng phụ.
- Tác dụng lâu dài: Các bài thuốc Đông Y sẽ phát huy tác dụng về lâu về dài mặc dù quá trình sử dụng thuốc có mất thời gian hơn thuốc Tây nhưng tác dụng mang lại là hữu hiệu và lâu dài
- Thuốc Đông Y ngoài trị bệnh đồng thời cũng bồi bổ sức khỏe: Theo cơ chế trị bệnh của Đông Y, các bài thuốc này trước hết đều bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể nhằm mang lại kết quả tốt nhất trương việc trị bệnh dạ dày.