Biểu hiện của bệnh gút
- Đau khớp dữ dội, đặc biệt là về đêm: phần lớn mọi người phát hiện ra bệnh khi xuất hiện các cơn đau này. Các khớp chi dưới là vị trí dễ bị gút tấn công nhất, như khớp ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân…, sau đó mới tới khớp chi trên (khớp ngón tay, khuỷu tay), khớp thần kinh (nằm ở vị trí hai bên của xương chậu). Gút xuất hiện tại vị trí xương chậu này có thể gây ra các cơn đau thắt lưng, khiến nhiều người nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp khác nên việc điều trị thường không có kết quả.
- Da ở khớp bị sưng đỏ, nóng, ngứa và bong tróc: có thể dễ dàng quan sát từ bên ngoài khi thấy các khớp bị sưng lên, có màu hơi đỏ ửng, tấy, sờ vào thấy ấm nóng, ấn vào có thể thấy nhói đau, cảm giác như có mủ bên trong. Đây là biểu hiện của tình trạng viêm. Phần da quanh khớp có thể bị ngứa, bong tróc sau khi cơn đau gút thuyên giảm.
- Vận động trở nên khó khăn hơn: nguyên nhân là do các khớp khi bị sưng to sẽ kèm theo viêm nhiễm, khiến các sụn khớp và vùng bao khớp bị tổn thương. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, các khớp cũng bị cứng lại và kém linh hoạt hơn, ảnh hưởng đến sự di chuyển của người bệnh.
- Sốt nhẹ, mệt mỏi: các triệu chứng trên khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi trong người, ớn lạnh, sốt nhẹ và chán ăn, sức khỏe kém.
- Hình thành các hạt tophi ở quanh khớp: sau một thời gian, khi hàm lượng muối urat tích tụ quá nhiều trong khớp sẽ làm xuất hiện các cục u nhỏ (tophi). Giai đoạn đầu, các hạt này còn bé và chưa mọc nhiều, sau một thời gian thì biến mất. Nhưng khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, hạt tophi sẽ mọc nhiều hơn, có kích thước lớn và gây biến dạng khớp. Nếu các hạt này vỡ ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh không thể di chuyển được.
Cách giảm nhanh các triệu chứng của bệnh gút
- Chườm lạnh: lấy túi vải dày đựng đá và chườm vào chỗ khớp sưng đau để giảm đau, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
- Ngâm chân: bạn có thể ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ vào ban đêm. Đây cũng là cách hiệu quả để giảm các triệu chứng đau khớp chân do bệnh gout gây ra, đồng thời thúc đẩy các tinh thể axit uric được hòa tan và đào thải khỏi cơ thể.
- Nâng khớp gối: sử dụng cách này có thể giúp bạn tăng cường lưu thông máu. Bạn có thể nằm trên giường và nâng chân cao hơn người bằng cách kê gối phía dưới chân. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái hơn và cơn đau gout cũng đi qua nhanh hơn.
- Dùng một số mẹo dân gian hoặc sử dụng hoa quả/ thảo mộc “cây nhà lá vườn”: trong y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc đơn giản sử dụng những loại hoa quả, thảo mộc sẵn có để sắc, hãm thành những loại thức uống có tác dụng hỗ trợ điều trị gout, giảm cơn đau.
- Thay đổi chế độ sống: bao gồm chế độ ăn uống (hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều purin và dầu mỡ, hạn chế rượu bia và chất kích thích, tăng cường ăn hoa quả rau xanh và uống nước lọc…) và chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
Các tuyến xe buýt đi qua: 21A, 21B, 26, 28, 44, 51
Tư vấn miễn phí: 0243.678.8888 hoặc 082.999.2020
Thời gian: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội (gần hầm Kim Liên và ngã tư Lê Duẩn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng đông y
- Không kháng thuốc, không lo tác dụng phụ: Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên nếu sử dụng đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quản mà không lo kháng thuốc cũng như tác dụng phụ.
- Tác dụng lâu dài: Các bài thuốc Đông Y sẽ phát huy tác dụng về lâu về dài mặc dù quá trình sử dụng thuốc có mất thời gian hơn thuốc Tây nhưng tác dụng mang lại là hữu hiệu và lâu dài
- Thuốc Đông Y ngoài trị bệnh đồng thời cũng bồi bổ sức khỏe: Theo cơ chế trị bệnh của Đông Y, các bài thuốc này trước hết đều bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể nhằm mang lại kết quả tốt nhất trương việc trị bệnh dạ dày.