Bệnh gout là do tăng acid uric trong máu. Có nhiều nguyên nhân tăng axit uric máu, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều các thực phẩm như: thịt có màu đỏ ( thịt bò, trâu,ngựa, dê), hải sản, tạng phủ động vật… làm tăng axit uric máu. Ngoài ra, còn do một số bệnh lý của cơ thể như suy thận, tăng huyết áp, bệnh thận nhiễm độc chì… hoặc do các loại thuốc điều trị tăng huyết áp, lao, thuốc giảm đau… làm giảm đào thải axit uric trong cơ thể, làm tăng axit uric máu.
Dựa theo các dấu hiệu bệnh chứng và nguyên do phát bệnh, đông y có pháp trị khác nhau:
- Thể phong thấp nhiệt: đột ngột khớp ngón cái hoặc các ngón khác bị sưng nóng, đỏ, đau, không đụng vào được, lại kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch sáp. Chủ yếu dùng pháp trị "Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông lạc". Bài thuốc dùng trong trường hợp này là bài Bạch hổ quế chi thang gia vị (gồm: thạch cao, quế chi, tri mẫu, thương truật, hoàng bá, tang chi, ngạch mễ, phòng kỷ).
- Thể hàn thấp tý: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó, tại khớp không đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen, chườm nóng dễ chịu, mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ. Chủ yếu trừ hàn hóa thấp chỉ thống là chính. Bài thuốc là độc hoạt tang ký sinh (gồm: độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, quế chi, tế tân, tần giao, đỗ trọng, ngưu tất, thục địa, đương quy, đảng sâm, xuyên khung, bạch thược, phục linh, cam thảo).
- Bệnh lâu ngày thường làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, cần bồi bổ khí huyết can thận để nâng cao chính khí. Bài thuốc thường dùng là bài bổ can thận (gồm: đương quy, thục địa, sài hồ, hoài sơn, trạch tả, hà thủ ô, thảo quyết minh, lá sa kê).
- Ngoài ra còn các phương pháp khác kết hợp điều trị như: châm cứu, nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt...
- Châm cứu: Châm vào các huyệt côn lôn, khâu khư, thân mạch, dương lăng tuyền, tất dương quan, lương khâu, chiếu hải… liệu trình châm kéo dài 5 - 7 ngày, ngày làm một lần hoặc cách ngày.
- Nhĩ châm: Châm các huyệt tương ứng điểm đau như: nội tiết, thần môn,giao cảm, thận, tỳ… Thường châm liên tục theo liệu trình 7 ngày
- Xoa bóp bấm huyệt: Căn cứ vào chứng viêm khớp và phần bị đau mà lấy những huyệt tương ứng. sử dụng thủ pháp bình, đẩy, bóp, ấn, vê, xoa, lắc, tiến hành từ nhẹ đến mạnh. Mỗi ngày 1 -2 lần, mỗi lần từ 15 - 30 phút.
- Song song điều trị, cần kết hợp với tiết chế ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt như: không ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, hạn chế uống rượu bia, cafe, trà đậm, uống nhiều nước 2 - 2,5 lít mỗi ngày...
Để điều trị bệnh gout bằng y học cổ truyền, người bệnh hãy đến Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội. Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp Đông y để làm giảm triệu chứng của bệnh.
Liên hệ hỗ trợ: [TẠI ĐÂY]!
Các tuyến xe buýt đi qua: 21A, 21B, 26, 28, 44, 51
Tư vấn miễn phí: 0243.678.8888 hoặc 082.999.2020
Thời gian: Từ 8h đến 20h30 tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ lễ.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội (gần hầm Kim Liên và ngã tư Lê Duẩn, Giải Phóng, Đại Cồ Việt, Xã Đàn).
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng đông y
- Không kháng thuốc, không lo tác dụng phụ: Thuốc đông y có nguồn gốc tự nhiên nếu sử dụng đúng cách theo sự chỉ định của bác sĩ sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quản mà không lo kháng thuốc cũng như tác dụng phụ.
- Tác dụng lâu dài: Các bài thuốc Đông Y sẽ phát huy tác dụng về lâu về dài mặc dù quá trình sử dụng thuốc có mất thời gian hơn thuốc Tây nhưng tác dụng mang lại là hữu hiệu và lâu dài
- Thuốc Đông Y ngoài trị bệnh đồng thời cũng bồi bổ sức khỏe: Theo cơ chế trị bệnh của Đông Y, các bài thuốc này trước hết đều bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể nhằm mang lại kết quả tốt nhất trương việc trị bệnh dạ dày.